Khi nào nên cho bé ăn dặm
Từ 6 tháng tuổi, bé đã sẵn sàng cho việc tập ăn dặm. Ở giai đoạn bé từ 6 đến 12 tháng tuổi, mẹ không nên cho bất kì một loại gia vị nào vào đồ ăn dặm của bé vì trong thịt, cá và một số loại rau củ đã có sẵn một lượng muối nhất định. (Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung đầy đủ rau xanh cho bé là quan trọng nhất). Mẹ cũng đừng quá lo lắng bé bị thiếu muối vì cơ thể của bé rất “thông minh”, có khả năng tự thích ứng bằng cách giảm đào thải muối qua nước tiểu, mồ hôi và tự tổng hợp muối từ các nguồn thức ăn sẵn có. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ chỉ cần cho bé ăn đủ lượng, đủ chất và đúng giờ.
Bé trên 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với muối tuy nhiên không nên nêm quá nhiều. Lượng muối thích hợp với bột gạo hoặc cháo xay là từ 0,5 đến 1g/ngày. Với những loại bột đóng hộp hoặc thức ăn dặm đóng hộp, mẹ nên chú ý thành phần được các nhãn hàng công bố trên bao bì (Theo quy định về việc ghi nhãn, nhà sản xuất phải ghi theo thứ tự giảm dần, những thành phần nào nhiều nhất phải được ghi đầu tiên, thông thường thì muối sẽ là nhiều nhất đối với các dòng sản phẩm là bột nêm). Nếu những loại đồ ăn này đã có sẵn muối thì mẹ không nên cho thêm vì ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho thận và huyết áp của bé. Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên lưu ý cho muối vào trước dầu ăn và rau.
Bé trên 2 tuổi
Trên 2 tuổi, bé đã quen thuộc với đồ ăn được nêm gia vị. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho thận và hệ tiêu hóa của bé, mẹ nên chú ý lượng muối được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng theo độ tuổi như sau:
Bé từ 2 đến 3 tuổi có thể ăn 1,5g muối/ngày vì giai đoạn này thận của bé đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn khoảng thời gian dưới 1 tuổi.
Bé từ 4 đến 8 tuổi mẹ có thể nêm 1,9g muối/ngày.
Bé từ 9 đến 18 tuổi mẹ nêm 2,2 đến 2,3g muối/ngày.
Không nên nêm bột ngọt, hạt nêm, muối i-ốt cho đồ ăn của bé
Nêm bột ngọt hoặc hạt nêm để đồ ăn dặm thêm ngon miệng, hấp dẫn hoặc dùng muối i-ốt để bổ sung đủ dưỡng chất cho bé là quan niệm sai lầm nhiều mẹ mắc phải (Thành phần chính của các loại hạt nêm là muối và bột ngọt, và các loại hương liệu, khi nêm vào thức ăn sẽ cho cảm giác ăn ngon hơn nhưng không tốt cho bé). Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến với trẻ dưới 2 tuổi thì mẹ tuyệt đối không nên nêm các loại gia vị này vào thức ăn. Vì trong bột ngọt, hạt nêm chứa rất nhiều glutamat gây ức chế thần kinh trẻ, co giật, đau đầu… Ngoài ra, nếu mẹ lạm dụng bột ngọt, hạt nêm để tăng vị đậm đà cho món ăn sẽ khiến bé hấp thụ canxi kém dẫn tới tình trạng loãng xương và về lâu dài vị giác của bé cũng bị ảnh hưởng do ăn quá nhiều món ăn có chất tạo ngọt nhân tạo.
Bên cạnh đó, i-ốt cũng sẵn có trong các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, rau xanh… Vì vậy mẹ nên bổ sung muối i-ốt cho bé thông qua thực phẩm tự nhiên thay vì nêm muối có chứa thành phần i-ốt cho trẻ nhỏ dễ dẫn tới tình trạng thừa i-ốt, không tốt cho sức khỏe của bé.
Một số lưu ý khác khi nêm gia vị cho bé
Để kích thích vị giác cho bé, mẹ nên cho bé ăn nhạt và tận hưởng mùi vị gốc của các loại thực phẩm. Mẹ cũng nên nhớ, lúc nếm trước khi cho bé ăn, vì vị giác của bé còn rất nhạy và nhạt hơn người lớn rất nhiều (Thực tế có rất nhiều mẹ thường hay đặt câu hỏi là tại sao bột nêm cho bé của công ty Konoha lại nhạt quá).
Người Việt Nam thường có thói quen dùng nước mắm thay cho muối. Nếu muốn cho bé ăn nước mắm, mẹ hãy nêm khoảng 1/3 thìa cà phê và tăng dần theo từng nấc tuổi, tương đương với lượng muối ở trên.
Để bé được đổi món thường xuyên, mẹ có thể thay thế muối bằng phô mai vì trong phô mai cũng có hàm lượng muối nhất định. Hơn thế, phô mai giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé.
Không Phải Bột Nêm Mà Là “Bột Nêm Rau”
Bột nêm rau Yummy Bina – sản phẩm bột nêm dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên, thành phần chính của sản phẩm với 70% là các loại củ quả và rau Bina, sản phẩm nhằm đảm bảo cho bé không bị thiếu chất sơ hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
Bột nêm cho bé Yumy Bina, không phải là bột nêm mà là bột nêm rau